Thứ Năm, 5 tháng 1, 2017

An toàn sinh học phòng xét nghiệm (Part 1)

Đại cương về An toàn sinh học phòng xét nghiệm (Part 1) - PST.TS : Khuất Hữu Thanh

  1. Khái niệm:
An toàn sinh học phòng xét nghiệm là các biện pháp nhằm phát triển và bổ sung các chính sách, cơ chế quản lý, công tác thiết kế, và thực hành trong các cơ sở nghiên cứu, thực nghiệm và cung cấp trang thiết bị an toàn để ngăn ngừa sự lan truyền các tác nhân sinh học nguy hại cho người làm việc , cho cộng đồng, và môi trường sống. 

Thao tác trong tủ an toàn sinh học cấp 2


An toàn sinh học gồm các biện pháp quản lý an toàn trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và khảo nghiệm, sản xuất, kinh doanh và sử dụng, nhập khẩu, xuất khẩu và vận chuyển các sinh vật, biến đổi gen, sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen. 

An toàn sinh học phòng xét nghiệm virus

An toàn sinh học phòng xét nghiệm còm bao gồm các giải pháp thiết kế phòng thí nghiệm phù hợp với, cung cấp các thiết bị đảm bảo an toàn cho phòng thí nghiệm, cũng như quy trình hoạt động phòng thí nghiệm đúng tiêu chuẩn. An toàn sinh học phòng thí nghiệm gồm thiết kế phòng thí nghiệm với trang thiết bị nhà xưởng phù hợp, nhấn mạnh việc sử dụng thực hành nghiên cứu tác nhân sinh học đặc biệt là vi sinh vật, cách tiến hành, bảo quản và quản lý các tác nhân sinh học có nguy cơ để phòng ngừa sự bùng phát không có ý định trước đối với tác nhân gây bệnh, và các độc tố hoặc sự phóng thích không chủ ý của các tác nhân gây bệnh. 

Tủ an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2


Ngày nay an toàn sinh học phòng xét nghiệm bao gồm cả an ninh sinh học. An ninh sinh học phòng xét nghiệm quy vào các biện pháp bảo vệ người và cơ quan được thiết lập để chống lại sự mất mát, lấy cắp, lạm dụng, hoặc làm phóng thích có chủ ý các nguồn bệnh và độc tố. 
   
>>> Click ngay vào An toàn sinh học phòng xét nghiệm để xem các bài viết hữu ích cùng chủ đề cùng của PGS.TS Khuất Hữu Thanh !!!


Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

Danh sách thiết bị phòng thí nghiệm PCR

Phòng thí nghiệm PCR chia làm 4 khu vực:
1.    Khu vực chuẩn bị mẫu
2.    Khu vực trộn hóa chất- chuẩn bị cho phản ứng PCR
3.     Khu vực chạy máy PCR
4.    Khu vực chạy  máy điện di và đọc kết quả


Bài viết này liệt kê danh sách thiết bị cần thiết trong từng khu vực:

KHU VỰC 1:
Các micro pipet và đầu típ sạch, chỉ sử dụng cho khu vực 1 này ( nếu cần có thể ghi chú trên pipet)
Khẩu trang, áo choàng thí nghiệm, găng tay
tủ lạnh, tủ âm sâu để bảo quản mẫu
Block ủ nhiệt khô
Bể ổn nhiệt
Tủ an toàn sinh học cấp 2
Hóa chất tách chiết DNA ( có thể dung bộ kit tách chiết hoặc dùng các dung dịch pha sẵn)
KHU VỰC 2:
Hóa chất cho phản ứng PCR: DNA polymerase, primer,  dung dịch đệm… ( có thể dung bộ kit PCR)
Các pipet và đầu tip
Khẩu trang, áo choàng thí nghiệm, găng tay
Tủ lạnh, tủ âm sâu bảo quản hóa chất, DNA sau tách chiết
Block gia nhiệt khô hoặc bể ổn nhiệt
Máy lắc vortex

KHU VỰC 3:
Máy PCR ( có thể PCR truyền thống hoặc Real-time PCR)

KHU VỰC 4: ( Nếu là phòng thí nghiệm PCR truyền thống)
Máy điện di
Găng tay, khẩu trang, áo bảo hộ thí nghiệm
Hóa chất cho điện di
Tủ lạnh phòng thí nghiệm, tủ âm sâu chứa hóa chất
 Chú ý: Các thiết bị trên là dành cho phòng thí nghiệm PCR chuẩn. Thực tế tùy thuộc vào kinh phí đầu tư mà tùy chọn.

Để được tư vấn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH khoa học và công nghệ 3B.
Mr. Duy (0917.517.147)
website: http://3bscitech.com.vn/



Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

Thiết kế phòng thí nghiệm PCR

Thiết kế phòng thí nghiệm PCR.

Thiết kế phòng thí nghiệm PCR

Phòng thí nghiệm PCR cần được chia làm 3 khu vực:
·         Khu vực 1: chuẩn bị mẫu
·         Khu vực 2:  trộn hóa chất (PCR mix)
·         Khu vực 3:  chạy máy PCR
·         Khu vực 4:  chạy điện di   và đọc kết quả

tất cả các khu vực cần được tách biệt và được bố trí kín với lối vào riêng, đồng thời sử dụng hệ thống lọc không khí riêng biệt như điều hòa…

Nếu có các cabinet riêng biệt như tủ thao tác PCR hoặc tủ cấy vi sinh, khu vực chuẩn bị mẫu và khu vực trộn hóa chất có thể để chung trong một khu vực ( 1phòng). Và tách riêng với khu vực chạy máy PCR.

Khu vực chạy máy PCR phụ thuộc vào phương pháp PCR sử dụng. Nếu sử dụng phương pháp PCR liên quan đến việc mở nắp ống PCR ( thường gọi phương pháp PCR cổ điển, sau khi PCR cần có quá trình điện di, hoặc lai phân tử)  thì khu vực đặt máy PCR cần đặt đủ xa khu vực 1 và khu vực 2. Đảm bảo rằng hệ thống thông khí các phòng này không liên kết với nhau và với các khu vực khác.

Khi xây dựng phòng PCR, cũng lên chú ý có một phòng riêng để thay quần áo, ăn uống và có một phòng riêng để các vật tư tiêu hao cho PCR: như đầu côn, rack, khẩu trang, găng tay…

Tất cả các phòng lên có đèn UV để khử trùng. Tủ an toàn sinh học cần đặt trong khu vực 1 để xử lý mẫu. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi thao tác với các mẫu bệnh có thể gây bệnh cho người. Trước và sau khi xử lý mẫu lên bật đèn UV khử trùng. Các công đoạn như nghiền mẫu, ly tâm, tách chiết DNA/RNA được xử lý ở khu vực này.

Khu vưc để trộn hóa chất chạy PCR cần được chuẩn bị trong tủ  thao tác PCR (PCR cabinet) . Tủ thao tác PCR cần có đèn chiếu sáng và đèn huỳnh quang để đảm bảo khử trùng. Tất cả các dụng cụ PCR cần được đánh dấu và chỉ được sử dụng trong khu vực 2. Các dụng cụ tiêu hao sạch mới được phép chuyển vào trong khu vực này.

Sau khi quá trình PCR kết thúc , ống PCR cần được chuyển sang khu vực điện di hoặc lai phân tử mà không được mở nắp ống.
Buồng điện di và soi gel điện di bao gồm  2 thiết bị chính: máy điện di , nguồn điện di và máy soi gel.



Hiện nay máy điện di , bộ nguồn điện di của Cleaver – Anh Quốc được sử dụng nhiều tại các phòng thí nghiệm sinh học tại Việt Nam do có độ ổn định và độ bền cao. 

Để được tư vấn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH khoa học và công nghệ 3B.
Mr. Duy (0917.517.147)